5/19/2013 8:49:07 PM
Mỗi lần quay lại Mù Cang Chải là mỗi lần với những cảm xúc khác nhau. Lần này tôi trở lại cành vật vẫn còn nguyên đấy và con người thì vẫn vậy, lặng lẽ không ồn ào náo nhiệt, không có cái vội vã của thời gian hằn trên nét mặt của người dân lầm lũ nơi đây, những con người sống không có ý niệm thời gian chỉ biết sáng và tối.
Những đứa trẻ của tôi chân tay đen đúa và nhem nhuốc vẫn vậy. Chúng hồn nhiên, thoải mái và gần gụi với mái tóc vàng hoe nắng không mũ đội đầu, chân đi đất dưới cái nắng chang chang như đổ lửa mà nếu là bạn thì chắc chắn, bạn sẽ tìm cách để trốn vào trong bóng râm nghỉ ngơi.
Lần này chúng tôi lên vào giữa cái nắng tháng năm mênh mông oi ả, nắng vàng ươm như mật ong trải dài trên những con đường nhỏ, nắng loang loáng trên những thửa ruộng bậc thang đang mùa nước đổ chuẩn bị cho một mùa cấy hái, nắng trải dài trên những quả đồi có nhiều mảng màu sinh động ghép lại như một bức thảm xinh đẹp... yên tĩnh và bao la...
Chúng tôi đến điểm trường Mầm Non Khau Phạ, những đôi mắt tròn của các em bé 5 tuổi nhìn những người khách mới lạ lẫm, đầy tò mò. Nhưng rồi các em cũng nhanh quen và thân thiện, sờ lên tóc lên áo của những người khách vừa đến, rồi cùng nhau hát những bài hát một cách vui vẻ và hồn nhiên.
Phía dưới gậm bàn giáo viên tôi nhìn thấy rất nhiều dép tổ ong xếp thành dãy, thấy lạ tôi hỏi cô giáo, nghe cô giáo trả lời mà cảm thấy trong lòng xót xa. Chỗ dép ở đấy và số dép các em đang đi ở chân là một. Đó là dép của nhà trường mua để khi các em đến trường đi vào chân để chăn, chiếu ngủ trưa không bị bẩn. Hết giờ các em lại trút bỏ những đôi dép trả lại cho nhà trường và đi chân đất về nhà. Nhìn những đôi chân đen đúa nhỏ bé như đôi chân trắng trẻo sạch sẽ của con gái ở nhà mà trong lòng tôi cảm thấy rưng rưng xót xa. Các con không có dép để đi đến trường, hàng ngày các con dẫm nắng, dẫm mưa, dẫm những rét mướt đi hàng cây số đến trường để học, thế mới biết những con chữ ở đây nó quý giá nhường nào. Nhìn khuôn mặt các em vui vẻ hân hoan khi được nhận những đôi dép mới trong lòng mỗi người khách đến đều cảm thấy những mệt mỏi dường như tan biến, thay vào đó một lòng quyết tâm quay trở lại nơi đây lần nữa.
Hỏi tí nhé, nhà ai có trẻ con bằng tuổi này mà thích ăn những chiếc kẹo cứng nhân sô cô la không? tôi đồ rằng là không. Con gái tôi 5 tuổi bằng tuổi các bạn nơi đây không thích ăn những chiếc kẹo như thế này, không ăn Choco Pai, không ăn bánh Hura, không ăn kẹo Chew... và ai đó có cho vài cái thì y rằng mấy hôm sau thấy kiến tha khắp nhà. Nhưng với trẻ em nơi đây đó là món ăn thật tuyệt vời! chưa bao giờ tôi thấy những chiếc kẹo cứng lại có giá trị đến như vậy. Chúng ăn ngon lành và háo hức đến vô cùng. Còn những hộp sữa tươi thì lóng ngóng không biết cách mở để hút, hỏi một em bé có biết đây là gì không? bé trả lời giọng ngọng nghịu "nước ngon" cũng có bé biết đó là sữa nhưng bé rất hiếm khi được uống.
Chúng tôi rời trường Mầm non khi trời đã ngả về trưa, ấy vậy mà trên đường về, trên những thửa ruộng người dân vẫn cặm cụi làm dưới cái nắng gay gắt như đổ lửa. Chúng tôi dừng chân tại trường Tiểu học Khau Phạ, hôm nay ở trường có buổi họp phụ huynh cuối năm học nên có rất nhiều bậc cha mẹ đứng đầy sân trường cùng những đứa con đầu trần địu sau lưng hoặc dắt trên tay những bé 2-3 tuổi đi chân đất, mặt mũi lem nhem. Có một người đàn ông bán vải ở cổng trường, 10.000đ một túm vải to chua ngoa ngoắt :)) thỉnh thoảng mới có người mua, mấy chị phụ nữ loanh quanh đứng bên cạnh xì xồ tiếng dân tộc chỉ trỏ vào những túm vải trong sọt, những đứa trẻ nhặt những quả vải rụng để ăn, quả vải ở đây chua và cùi thì mỏng dính. Một hành động kỳ lạ mà tôi chưa từng thấy ở người miền xuôi, người đàn ông bán vải đưa cho các chị phụ nữ một túi ni lông quả vải để ăn mà không lấy tiền, họ đứng ngay cạnh chúng tôi, quây thành hình vòng tròn trước mặt chúng tôi ăn hồn nhiên và vui vẻ. Những đứa trẻ xúm xít để ăn, mút những quả vải trên những ngón tay cáu cạnh đen bẩn. Tôi cũng chen lấn lấy một quả để ăn, quả thực, những quả vải ở đây thật may mắn, nếu chúng ở dưới xuôi thì chắc chắn chúng sẽ bị hốt bỏ từng đống mà chẳng ai màng tới.
Tạm biệt những con người đáng yêu và cảnh sắc rực rỡ, chúng tôi quay trở lại miền xuôi với những bận rộn lo toan của cuộc sống và trong lòng tôi lại háo hức chuẩn bị cho một chuyến đi mới trong tương lai, đến với các em nhỏ đáng yêu nơi chúng đã dạy tôi về lòng trắc ẩn và những giá trị hạnh phúc là những điều giản đơn mà trong cuộc sống của tôi không có được.
Những đứa trẻ của tôi chân tay đen đúa và nhem nhuốc vẫn vậy. Chúng hồn nhiên, thoải mái và gần gụi với mái tóc vàng hoe nắng không mũ đội đầu, chân đi đất dưới cái nắng chang chang như đổ lửa mà nếu là bạn thì chắc chắn, bạn sẽ tìm cách để trốn vào trong bóng râm nghỉ ngơi.
Lần này chúng tôi lên vào giữa cái nắng tháng năm mênh mông oi ả, nắng vàng ươm như mật ong trải dài trên những con đường nhỏ, nắng loang loáng trên những thửa ruộng bậc thang đang mùa nước đổ chuẩn bị cho một mùa cấy hái, nắng trải dài trên những quả đồi có nhiều mảng màu sinh động ghép lại như một bức thảm xinh đẹp... yên tĩnh và bao la...
Chúng tôi đến điểm trường Mầm Non Khau Phạ, những đôi mắt tròn của các em bé 5 tuổi nhìn những người khách mới lạ lẫm, đầy tò mò. Nhưng rồi các em cũng nhanh quen và thân thiện, sờ lên tóc lên áo của những người khách vừa đến, rồi cùng nhau hát những bài hát một cách vui vẻ và hồn nhiên.
Phía dưới gậm bàn giáo viên tôi nhìn thấy rất nhiều dép tổ ong xếp thành dãy, thấy lạ tôi hỏi cô giáo, nghe cô giáo trả lời mà cảm thấy trong lòng xót xa. Chỗ dép ở đấy và số dép các em đang đi ở chân là một. Đó là dép của nhà trường mua để khi các em đến trường đi vào chân để chăn, chiếu ngủ trưa không bị bẩn. Hết giờ các em lại trút bỏ những đôi dép trả lại cho nhà trường và đi chân đất về nhà. Nhìn những đôi chân đen đúa nhỏ bé như đôi chân trắng trẻo sạch sẽ của con gái ở nhà mà trong lòng tôi cảm thấy rưng rưng xót xa. Các con không có dép để đi đến trường, hàng ngày các con dẫm nắng, dẫm mưa, dẫm những rét mướt đi hàng cây số đến trường để học, thế mới biết những con chữ ở đây nó quý giá nhường nào. Nhìn khuôn mặt các em vui vẻ hân hoan khi được nhận những đôi dép mới trong lòng mỗi người khách đến đều cảm thấy những mệt mỏi dường như tan biến, thay vào đó một lòng quyết tâm quay trở lại nơi đây lần nữa.
Hỏi tí nhé, nhà ai có trẻ con bằng tuổi này mà thích ăn những chiếc kẹo cứng nhân sô cô la không? tôi đồ rằng là không. Con gái tôi 5 tuổi bằng tuổi các bạn nơi đây không thích ăn những chiếc kẹo như thế này, không ăn Choco Pai, không ăn bánh Hura, không ăn kẹo Chew... và ai đó có cho vài cái thì y rằng mấy hôm sau thấy kiến tha khắp nhà. Nhưng với trẻ em nơi đây đó là món ăn thật tuyệt vời! chưa bao giờ tôi thấy những chiếc kẹo cứng lại có giá trị đến như vậy. Chúng ăn ngon lành và háo hức đến vô cùng. Còn những hộp sữa tươi thì lóng ngóng không biết cách mở để hút, hỏi một em bé có biết đây là gì không? bé trả lời giọng ngọng nghịu "nước ngon" cũng có bé biết đó là sữa nhưng bé rất hiếm khi được uống.
Chúng tôi rời trường Mầm non khi trời đã ngả về trưa, ấy vậy mà trên đường về, trên những thửa ruộng người dân vẫn cặm cụi làm dưới cái nắng gay gắt như đổ lửa. Chúng tôi dừng chân tại trường Tiểu học Khau Phạ, hôm nay ở trường có buổi họp phụ huynh cuối năm học nên có rất nhiều bậc cha mẹ đứng đầy sân trường cùng những đứa con đầu trần địu sau lưng hoặc dắt trên tay những bé 2-3 tuổi đi chân đất, mặt mũi lem nhem. Có một người đàn ông bán vải ở cổng trường, 10.000đ một túm vải to chua ngoa ngoắt :)) thỉnh thoảng mới có người mua, mấy chị phụ nữ loanh quanh đứng bên cạnh xì xồ tiếng dân tộc chỉ trỏ vào những túm vải trong sọt, những đứa trẻ nhặt những quả vải rụng để ăn, quả vải ở đây chua và cùi thì mỏng dính. Một hành động kỳ lạ mà tôi chưa từng thấy ở người miền xuôi, người đàn ông bán vải đưa cho các chị phụ nữ một túi ni lông quả vải để ăn mà không lấy tiền, họ đứng ngay cạnh chúng tôi, quây thành hình vòng tròn trước mặt chúng tôi ăn hồn nhiên và vui vẻ. Những đứa trẻ xúm xít để ăn, mút những quả vải trên những ngón tay cáu cạnh đen bẩn. Tôi cũng chen lấn lấy một quả để ăn, quả thực, những quả vải ở đây thật may mắn, nếu chúng ở dưới xuôi thì chắc chắn chúng sẽ bị hốt bỏ từng đống mà chẳng ai màng tới.
Tạm biệt những con người đáng yêu và cảnh sắc rực rỡ, chúng tôi quay trở lại miền xuôi với những bận rộn lo toan của cuộc sống và trong lòng tôi lại háo hức chuẩn bị cho một chuyến đi mới trong tương lai, đến với các em nhỏ đáng yêu nơi chúng đã dạy tôi về lòng trắc ẩn và những giá trị hạnh phúc là những điều giản đơn mà trong cuộc sống của tôi không có được.