Kim
Bon - Những câu chuyện ám ảnh đến nao lòng
Vùng cao nhất Kim Bon là 1.160m so với mực nước biển. Điểm chính mà mọi người đặt chân đến chỉ cao có 600m. Từ điểm chính đến điểm lẻ là bản Đá Đỏ, nơi khó khăn thứ hai so với mười một điểm lẻ khác cao 900m. Chắc sở giáo dục Phù Yên sợ mọi người không đến được nơi khó khăn nhất vì đường đi quá hiểm trở nên bố trí cho đoàn đi đến điểm khó khăn thứ hai. Bản này có đặc điểm phần lớn bà con là dân công giáo, tình hình khá phức tạp. Đến trường chính đã 5 giờ chiều, giờ đi đến điểm lẻ chắc về sẽ tối lắm. TBT và Quốc Long đều bảo có lẽ cô nên ở lại vì trời lạnh lắm mà chắc cô cũng mệt sau chuyến đi dài gần một ngày trời. Mình nhất quyết đòi đi và không phải ân hận như cô phóng viên T. H. sau này cứ suýt soa kêu tiếc tiếc.
Đường đi đến bản Đá Đỏ, trừ phương tiện duy nhất là xe máy, mà chắc chỉ cán bộ và người có tí máu mặt là có xe máy để đi, còn người dân và các em học sinh chỉ có mỗi nước là đi bộ. Ngồi trên xe hầu như suốt dọc đường mình phải nín thở. Nếu trời mưa thì có xe cũng bằng không. Bí thư xã nói đùa nhà anh ấy cách đây 140km so với một thầy giáo trong trường cách nhà có 10 km thì cũng bằng nhau vì khi trời mưa to thì chỉ có cách duy nhất là ở lại trường. Trời mỗi lúc một lạnh. Mình tiếc là không mang thêm áo ấm và khăn len. Chiếc khăn em Hằng cho không thể quàng cổ mà phải quấn lên đầu giữ cho tai và cổ khỏi lạnh. Có lẽ đây là lần đầu tiên mình ở một vị trí cao thế. (Mình không chắc lắm vì đã đến Sơn la và Đà lạt nhưng không biết những nơi ấy có độ cao bao nhiêu). Chỉ thấy lạnh ơi là lạnh.
Giầy dép không có mà đi
Quần không có chun buộc túm lại, áo thì mỏng dính phong phanh một chiếc thế này đây.
Vậy mà khi đến nơi nhìn các trò trường Mầm non và Tiểu học này mà thấy nghẹn ngào không cầm được nước mắt. Phong phanh một chiếc áo phông cộc tay mỏng dính, chân không giày dép, làm sao mà các em chịu được cái rét thấu xương của miền sơn cước? Lúc phát quà mình chọn một chiếc áo dày nhất mặc cho một em bé nhất đang mặc một chiếc áo mỏng nhất. Nhìn nụ cười trên khuôn mặt em mình thấy lòng như ấm hơn, như được an ủi vì dù sao em cũng đã có áo ấm để khỏi co ro vì rét.
Đông này em sẽ ấm hơn.
Không kịp phát cho từng em, chỉ trao mì tôm cho các bé và chuyển quần áo cho các thầy cô để các thầy cô phát cho 53 em nơi đây. Đông này các em sẽ ấm hơn và lòng người miền xuôi cũng ấm lên khi làm được một việc nhỏ bé để động viên các em.
Lớp học đây.
Phòng ở của giáo viên đây. Một cái giường cũ, một cái bàn cũ với xoong nồi bát đĩa một góc.
(Phòng được dùng tạm làm nơi chứa quà tặng của đoàn từ thiện.)
Bếp nấu ăn của các thầy đây.
Cái được gọi là lớp học là một nhà cấp bốn được chia ra làm ba phần. Các vách ngăn là những tấm bao giống như bao tải mà người ta xây nhà cửa hay dùng để chắn bụi và đất đá khỏi rơi sang nhà khác. Một góc dành cho ba thầy giáo. Một chiếc phản cũ kỹ, một cái bàn nhỏ cũng cũ kỹ với một góc nồi niêu cũ kỹ để nấu ăn trông thật đau lòng. Nắm tay thầy giáo mình gần như nức nở khi biết thầy đã 8 năm ở trong góc phòng này. Các thầy cô phải dạy các em bằng cả tiếng Kinh và tiếng dân tộc. Vì thế có em học lớp Ba nhưng chưa nói giỏi Tiếng Việt. Thật vô cùng cảm phục các thầy cô luôn phải oằn người chịu đựng bao vất vả gian nan mang cái chữ cho các em miền cao. Phần còn lại chia đôi, một dành cho hai lớp hai và ba học chung, một phần nhỏ nữa dành cho lớp bốn. Đây mà là lớp học ư? Trong mơ mình cũng không thể hình dung ra có những lớp học như thế này ở thế kỷ thứ 21.
Một cô giáo cho biết cô tốt nghiệp Sư phạm trung cấp, ra trường xin dạy Tiểu học ở đây. Nhà cô cách trường 10 cây số đang nuôi con bú. Hàng ngày dậy từ 4 giờ sáng băng qua đường rừng đến dạy hai tiếng rồi lại băng rừng về nhà cho con bú. Đầu giờ chiều lại băng rừng vượt núi đến trường dạy hai tiếng rồi lại đi bộ như thế về nhà. Tổng cộng mỗi ngày cô đi bộ 40 cây số để làm công việc cao cả : Mang cái chữ cho trẻ em vùng cao. Một nghị lực phi thường. Mình chỉ biết nghiêng mình kính phục lòng yêu nghề và ý chí quyết tâm của cô giáo.
Quay về trời tối om. Anh công an xã đi thật giỏi. Nhà ở đây thưa thớt cách nhau mấy quả đồi thỉnh thoáng mới gặp một đôi người cầm đèn pin đi trên đường.
Vùng cao nhất Kim Bon là 1.160m so với mực nước biển. Điểm chính mà mọi người đặt chân đến chỉ cao có 600m. Từ điểm chính đến điểm lẻ là bản Đá Đỏ, nơi khó khăn thứ hai so với mười một điểm lẻ khác cao 900m. Chắc sở giáo dục Phù Yên sợ mọi người không đến được nơi khó khăn nhất vì đường đi quá hiểm trở nên bố trí cho đoàn đi đến điểm khó khăn thứ hai. Bản này có đặc điểm phần lớn bà con là dân công giáo, tình hình khá phức tạp. Đến trường chính đã 5 giờ chiều, giờ đi đến điểm lẻ chắc về sẽ tối lắm. TBT và Quốc Long đều bảo có lẽ cô nên ở lại vì trời lạnh lắm mà chắc cô cũng mệt sau chuyến đi dài gần một ngày trời. Mình nhất quyết đòi đi và không phải ân hận như cô phóng viên T. H. sau này cứ suýt soa kêu tiếc tiếc.
Đường đi đến bản Đá Đỏ, trừ phương tiện duy nhất là xe máy, mà chắc chỉ cán bộ và người có tí máu mặt là có xe máy để đi, còn người dân và các em học sinh chỉ có mỗi nước là đi bộ. Ngồi trên xe hầu như suốt dọc đường mình phải nín thở. Nếu trời mưa thì có xe cũng bằng không. Bí thư xã nói đùa nhà anh ấy cách đây 140km so với một thầy giáo trong trường cách nhà có 10 km thì cũng bằng nhau vì khi trời mưa to thì chỉ có cách duy nhất là ở lại trường. Trời mỗi lúc một lạnh. Mình tiếc là không mang thêm áo ấm và khăn len. Chiếc khăn em Hằng cho không thể quàng cổ mà phải quấn lên đầu giữ cho tai và cổ khỏi lạnh. Có lẽ đây là lần đầu tiên mình ở một vị trí cao thế. (Mình không chắc lắm vì đã đến Sơn la và Đà lạt nhưng không biết những nơi ấy có độ cao bao nhiêu). Chỉ thấy lạnh ơi là lạnh.
Giầy dép không có mà đi
Quần không có chun buộc túm lại, áo thì mỏng dính phong phanh một chiếc thế này đây.
Vậy mà khi đến nơi nhìn các trò trường Mầm non và Tiểu học này mà thấy nghẹn ngào không cầm được nước mắt. Phong phanh một chiếc áo phông cộc tay mỏng dính, chân không giày dép, làm sao mà các em chịu được cái rét thấu xương của miền sơn cước? Lúc phát quà mình chọn một chiếc áo dày nhất mặc cho một em bé nhất đang mặc một chiếc áo mỏng nhất. Nhìn nụ cười trên khuôn mặt em mình thấy lòng như ấm hơn, như được an ủi vì dù sao em cũng đã có áo ấm để khỏi co ro vì rét.
Đông này em sẽ ấm hơn.
Không kịp phát cho từng em, chỉ trao mì tôm cho các bé và chuyển quần áo cho các thầy cô để các thầy cô phát cho 53 em nơi đây. Đông này các em sẽ ấm hơn và lòng người miền xuôi cũng ấm lên khi làm được một việc nhỏ bé để động viên các em.
Lớp học đây.
Phòng ở của giáo viên đây. Một cái giường cũ, một cái bàn cũ với xoong nồi bát đĩa một góc.
(Phòng được dùng tạm làm nơi chứa quà tặng của đoàn từ thiện.)
Bếp nấu ăn của các thầy đây.
Cái được gọi là lớp học là một nhà cấp bốn được chia ra làm ba phần. Các vách ngăn là những tấm bao giống như bao tải mà người ta xây nhà cửa hay dùng để chắn bụi và đất đá khỏi rơi sang nhà khác. Một góc dành cho ba thầy giáo. Một chiếc phản cũ kỹ, một cái bàn nhỏ cũng cũ kỹ với một góc nồi niêu cũ kỹ để nấu ăn trông thật đau lòng. Nắm tay thầy giáo mình gần như nức nở khi biết thầy đã 8 năm ở trong góc phòng này. Các thầy cô phải dạy các em bằng cả tiếng Kinh và tiếng dân tộc. Vì thế có em học lớp Ba nhưng chưa nói giỏi Tiếng Việt. Thật vô cùng cảm phục các thầy cô luôn phải oằn người chịu đựng bao vất vả gian nan mang cái chữ cho các em miền cao. Phần còn lại chia đôi, một dành cho hai lớp hai và ba học chung, một phần nhỏ nữa dành cho lớp bốn. Đây mà là lớp học ư? Trong mơ mình cũng không thể hình dung ra có những lớp học như thế này ở thế kỷ thứ 21.
Một cô giáo cho biết cô tốt nghiệp Sư phạm trung cấp, ra trường xin dạy Tiểu học ở đây. Nhà cô cách trường 10 cây số đang nuôi con bú. Hàng ngày dậy từ 4 giờ sáng băng qua đường rừng đến dạy hai tiếng rồi lại băng rừng về nhà cho con bú. Đầu giờ chiều lại băng rừng vượt núi đến trường dạy hai tiếng rồi lại đi bộ như thế về nhà. Tổng cộng mỗi ngày cô đi bộ 40 cây số để làm công việc cao cả : Mang cái chữ cho trẻ em vùng cao. Một nghị lực phi thường. Mình chỉ biết nghiêng mình kính phục lòng yêu nghề và ý chí quyết tâm của cô giáo.
Quay về trời tối om. Anh công an xã đi thật giỏi. Nhà ở đây thưa thớt cách nhau mấy quả đồi thỉnh thoáng mới gặp một đôi người cầm đèn pin đi trên đường.
( Muộn rồi mình phải làm nhiệm vụ Osin, lúc rảnh lại viết tiếp và pót ảnh nữa. Chào mọi người nhé.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét