Sau chuyến đi Xéo Dì
Hồ vào dịp trước Tết, tận mắt chứng kiến cảnh sinh hoạt của thầy trò nơi đây và
sau buổi offline hai miền Nam Bắc, các thành viên nhóm Vì ta cần nhau đều quyết
tâm chung tay với blogger thanhvdgt1 thực hiện dự án làm đường nước từ trên núi
xuống và xây bể chứa thay thế hai bình nhựa cũ với đường nước xin của dân lúc
có lúc không. Mình vô cùng vui mừng được thay mặt nhóm lên tận nơi trao nửa số
tiền của dự án là 17 triệu cho thầy hiệu trưởng và chứng kiến thành quả của bao
tấm lòng nhân ái tạo nên vào ngày 24-25 tháng hai vừa rồi.
Trước hôm đi một thành viên của nhóm và một người bạn gửi tặng đồ chơi và bánh kẹo nên mình và Tuyết Anh quyết định chọn ra một bao tải đồ chơi đẹp đẽ để tặng lớp Mầm non và mua một thùng bánh kẹo để chia cho các cháu sau khi được khám bệnh và phát thuốc theo kế hoạch của blogger thanhvdgt1 trong chuyến đi này.
Xe xếp chật cứng tủ thuốc, túi cứu thương, thuốc men, phải sắp xếp mãi mới cho được thùng bánh kẹo lên.
Cậu Đức phải ôm bao đồ chơi nằm lọt thỏm trong đống hàng và tranh thủ ngủ.
Đoàn đi gồm sáu người: thanhvdgt1, luật sư Phan Huyền Nhi, người có tiếng ăn làm từ thiện, ngủ làm từ thiện, thở làm từ thiện, hai bác sĩ Huyền + Khải, một kỹ sư điện tử viễn thông tên Đức và mình. Ra đi từ mờ đất không nhìn rõ mặt người, hơi se lạnh lúc mới khởi hành. Càng đi trời càng đẹp, ấm áp, nắng vàng rực rỡ, dọc đường qua Phú Thọ, Văn Chấn toàn đào nở sớm nở muộn đua nhau khoe sắc đỏ, hồng. Qua Tú Lệ, Mù Cang Chải những thửa ruộng bậc thang hiện ra đẹp như tranh vẽ hay trong phim ảnh. Nhưng khi tới Xéo Dì Hồ được chứng kiến thành quả đường ống dẫn nước và chiếc bể xây chứa 8 mét khối nước vừa mới khánh thành để đưa vào sử dụng nay mai là điều mình thấy đẹp nhất làm mình vui mừng nhất trong ngày. Thế là từ nay thầy trò Xéo Dì Hồ không còn cảnh thiếu nước nữa, không còn cảnh có trò (theo lời blogger thanhvdgt1 kể) khi thiếu nước uống phải dùng chai lavi múc nước ở vũng chân trâu để uống.
Hai bình cũ chỉ có tí nước dưới đáy. Một trong hai bình đã bị ô xy hóa sắp bị hỏng.
Bể nước mới và đường dẫn nước vào bể nè. Bên cạnh là phòng tắm.
Bên phải bể nước là cái gọi là bếp đun nấu của trường.
Một điều làm mình vui nữa là được quan sát hai bác sĩ Khải + Hoàn khám bệnh kê đơn cho từng bé và luật sư kiêm y tá Nhi gói từng túi thuốc kèm tên mỗi bé để y tế trường sẽ giao cho từng phụ huynh căn dặn cách dùng. Các bé Mầm non thật ngoan, tự tay vén áo, há miệng cho bác sĩ khám không hề sợ sệt hay khóc nhè như một số bé dưới xuôi. Và cũng thật may không có bé nào bị bệnh nặng trừ một em gái học sinh cũ của trường 14 tuổi đang học lớp 9 tự nhiên không nhìn thấy gì muốn đến xin bác sĩ khám và tư vấn. Hai bác sĩ làm việc cật lực từ lúc ăn trưa xong, không nghỉ ngơi đến tận 5.30 mới khám được 119 em. Các trò đều rất phấn khởi khám xong còn được phát bánh kẹo nữa. Cô trò lớp Mầm non cũng vui sướng được nhận những món đồ chơi xinh xắn. Những chú gấu bông, chim cánh cụt, con cá sấu to đùng hay những chiếc ô tô to, nhỏ sẽ là những thứ đồ chơi mang lại những niềm vui đích thực cho trẻ thơ trong lớp Mầm non này.
Các bé đứng xếp hàng chờ đến lượt vào khám bệnh.
Tranh thủ phát kẹo trước cho các bé chờ lâu.
Hai bác sĩ và y tá Nhi làm việc cật lực suốt từ lúc ăn trưa xong cho mãi tới 5.30 chiều. Vậy mà bác sĩ Huyền lúc 11 giờ đêm mới bắt được chuyến xe về Hà nội để ngày mai đi làm. Thương quá thôi!
Tiếp đó mình cùng thanhvdgt1 được hai thầy giáo chở đến hai điểm lẻ để thăm thầy cô trường lớp nơi đây và phát bánh kẹo cho các lớp. Con dốc lên núi gần 7 cây số từ Mù Cang Chải lên Xéo Dì Hồ đã khủng khiếp thì con đường đi các điểm lẻ còn kinh hơn nhiều. Lắm chỗ đường chỉ rộng khoảng 50cm ngoằn nghèo hoặc dựng thẳng đứng dễ sợ. Ngồi trên xe chỉ biết nhắm mắt, nín thở ôm chặt người lái. May các thầy đều là những tay lái cừ khôi nên không sao.
Trường điểm lẻ Củ Dể Xeng .
Có lớp vách bằng tre nứa.
Vách ngăn toàn bộ giữa các lớp đều thế này cả.
Nếu là vách gỗ bưng ngoài thì trông cũng thật thảm hại.
Trường điểm lẻ Hồ Nhì Pá hoàn toàn vách tre nứa.
Lớp học Mầm non, thế hệ đáng được quan tâm nhất đây.
Tới điểm lẻ trông nơi nào cũng thấy thương thương quá. Trường đâu có ra trường, lớp đâu có ra lớp. Toàn vách nứa hay mấy thanh gỗ bưng làm vách xung quanh. Còn vách ngăn các lớp học đều bằng nứa trông tạm bợ, trò lớp này có thể nhìn xuyên qua lớp kia, lúc thầy cô giảng bài hẳn trò không thể tập trung vì có thể nghe cả thầy cô lớp bên giảng. Nền lớp học đương nhiên là nền đất rồi nhưng cũng không bằng phẳng lắm. Tuy nhiên người tham quan cảm thấy được an ủi khi gặp học trò nơi đây bởi các trò sao mà ngoan và dễ thương thế. Các bé rất lễ phép mỗi khi nhận quà đều biết khoanh tay hoặc nói "con xin", "con cám ơn" nghe mà ấm lòng. Tạm biệt điểm lẻ các thầy phụ trách nơi đây đều có nguyện vọng mong nhóm Vì ta cần nhau kêu gọi đầu tư kinh phí cho việc thay vách tre nứa xung quanh thành vách gỗ cho kín khỏi gió lùa , nắng chiếu, mưa hắt và thay vách ngăn các lớp học bằng gỗ để khỏi hai lớp có thể nhìn ngó thấy nhau.
Vì Xéo Dì Hồ chưa phải là trường nội trú, nhưng có nhiều em ở xa, trường tạo điều kiện cho các em ở lại để động viên các em học đều. Không có phòng ở nên cuối mỗi lớp đều kê tạm gỗ ván làm phản cho các con ngủ trông cũng cám cảnh quá.
Thêm nữa, khi trao 17 triệu cho thầy hiệu trưởng Nguyên, thầy cảm ơn và đầy ưu tư trăn trở khi đề đạt thêm một yêu cầu nữa. Thầy nói trường có 26 em ăn ở tại trường, khoảng trăm em ăn một bữa trưa mà bếp nấu chưa có, đang quây liếp nứa dùng tạm, thầy xin các cô các bác các anh các chị trong nhóm Vì ta cần nhau hãy cố gắng tìm cách xây cho trường một cái bếp để phục vụ thầy trò của trường. Mình chẳng biết nói sao, chỉ hứa sẽ về truyền đạt lại với cả nhóm để mọi người nghiên cứu xem việc gì có thể làm trước làm sau. Mình cũng đề nghị thầy gửi cho nhóm bản hoạch toán từng mục một, rõ ràng hợp lý để nhóm viết bài lên kế hoạch kêu gọi những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ trường.
Bọn mình ngồi trong xe chờ thông đường còn thấy bức bối khó chịu. Vậy mà bố mẹ người H'Mông kia cứ để đứa bé ngủ ngật ngưỡng trên lưng, đứa lớn hơn ngồi bệt trên đất, cả hai chẳng mũ khăn gì hàng tiếng ngoài trời nắng nóng, chẳng chịu cho con vào bóng râm gì cả. Trông mà xót quá!
May quá, thông đường rồi!
Dù cả ngày vất vả không hề nghỉ ngơi, dù buổi tối còn đón tiếp đoàn cán bộ trên Than Uyên Lai châu bàn chuyện làm từ thiện ở Khoen On và thức đến 1 giờ sáng lên kế hoạch cho Khoen On, dù phải chờ thầy hiệu trưởng Súa ở Lao Chải xuống nhận tủ thuốc và túi cứu thương mà thanhvdgt1 gửi tặng đến 9.30 mới bắt đầu ra về, dù phải chờ đợi khá lâu dưới trời nóng bức cho đến khi thông đường ở đoạn đường bị núi lở cả đoàn vẫn thấy hài lòng vì chuyến đi đạt được đúng mục đích. Tuy vậy xa Xéo Dì Hồ mà lòng vẫn ngổn ngang trăm mối. Làm thế nào để giúp cho thầy trò Xéo Dì Hồ với những yêu cầu hết sức thiết thực của họ. Rồi lại làm thế nào để lo cho Nghinh Xuyên, Phú Thọ ổn thỏa, làm thế nào để xúc tiến kế hoạch cho Than Uyên Lai Châu hợp lý. Ôi, ước gì nhóm có đủ tiềm lực để làm được nhiều điều cho thầy trò các trường vùng cao còn bao khó khăn vất vả nhọc nhằn! Mọi người ơi, hãy chung tay với Vì ta cần nhau để giúp thầy trò Xéo Dì Hồ nhé. Bạn sẽ thấy ấm lòng khi góp cho họ một viên gạch, một xô cát hay một thanh gỗ đấy. Nhóm Vì ta cần nhau xin cảm ơn bạn nhiều nhiều.
Trước hôm đi một thành viên của nhóm và một người bạn gửi tặng đồ chơi và bánh kẹo nên mình và Tuyết Anh quyết định chọn ra một bao tải đồ chơi đẹp đẽ để tặng lớp Mầm non và mua một thùng bánh kẹo để chia cho các cháu sau khi được khám bệnh và phát thuốc theo kế hoạch của blogger thanhvdgt1 trong chuyến đi này.
Xe xếp chật cứng tủ thuốc, túi cứu thương, thuốc men, phải sắp xếp mãi mới cho được thùng bánh kẹo lên.
Cậu Đức phải ôm bao đồ chơi nằm lọt thỏm trong đống hàng và tranh thủ ngủ.
Đoàn đi gồm sáu người: thanhvdgt1, luật sư Phan Huyền Nhi, người có tiếng ăn làm từ thiện, ngủ làm từ thiện, thở làm từ thiện, hai bác sĩ Huyền + Khải, một kỹ sư điện tử viễn thông tên Đức và mình. Ra đi từ mờ đất không nhìn rõ mặt người, hơi se lạnh lúc mới khởi hành. Càng đi trời càng đẹp, ấm áp, nắng vàng rực rỡ, dọc đường qua Phú Thọ, Văn Chấn toàn đào nở sớm nở muộn đua nhau khoe sắc đỏ, hồng. Qua Tú Lệ, Mù Cang Chải những thửa ruộng bậc thang hiện ra đẹp như tranh vẽ hay trong phim ảnh. Nhưng khi tới Xéo Dì Hồ được chứng kiến thành quả đường ống dẫn nước và chiếc bể xây chứa 8 mét khối nước vừa mới khánh thành để đưa vào sử dụng nay mai là điều mình thấy đẹp nhất làm mình vui mừng nhất trong ngày. Thế là từ nay thầy trò Xéo Dì Hồ không còn cảnh thiếu nước nữa, không còn cảnh có trò (theo lời blogger thanhvdgt1 kể) khi thiếu nước uống phải dùng chai lavi múc nước ở vũng chân trâu để uống.
Hai bình cũ chỉ có tí nước dưới đáy. Một trong hai bình đã bị ô xy hóa sắp bị hỏng.
Bể nước mới và đường dẫn nước vào bể nè. Bên cạnh là phòng tắm.
Bên phải bể nước là cái gọi là bếp đun nấu của trường.
Một điều làm mình vui nữa là được quan sát hai bác sĩ Khải + Hoàn khám bệnh kê đơn cho từng bé và luật sư kiêm y tá Nhi gói từng túi thuốc kèm tên mỗi bé để y tế trường sẽ giao cho từng phụ huynh căn dặn cách dùng. Các bé Mầm non thật ngoan, tự tay vén áo, há miệng cho bác sĩ khám không hề sợ sệt hay khóc nhè như một số bé dưới xuôi. Và cũng thật may không có bé nào bị bệnh nặng trừ một em gái học sinh cũ của trường 14 tuổi đang học lớp 9 tự nhiên không nhìn thấy gì muốn đến xin bác sĩ khám và tư vấn. Hai bác sĩ làm việc cật lực từ lúc ăn trưa xong, không nghỉ ngơi đến tận 5.30 mới khám được 119 em. Các trò đều rất phấn khởi khám xong còn được phát bánh kẹo nữa. Cô trò lớp Mầm non cũng vui sướng được nhận những món đồ chơi xinh xắn. Những chú gấu bông, chim cánh cụt, con cá sấu to đùng hay những chiếc ô tô to, nhỏ sẽ là những thứ đồ chơi mang lại những niềm vui đích thực cho trẻ thơ trong lớp Mầm non này.
Các bé đứng xếp hàng chờ đến lượt vào khám bệnh.
Tranh thủ phát kẹo trước cho các bé chờ lâu.
Hai bác sĩ và y tá Nhi làm việc cật lực suốt từ lúc ăn trưa xong cho mãi tới 5.30 chiều. Vậy mà bác sĩ Huyền lúc 11 giờ đêm mới bắt được chuyến xe về Hà nội để ngày mai đi làm. Thương quá thôi!
Tiếp đó mình cùng thanhvdgt1 được hai thầy giáo chở đến hai điểm lẻ để thăm thầy cô trường lớp nơi đây và phát bánh kẹo cho các lớp. Con dốc lên núi gần 7 cây số từ Mù Cang Chải lên Xéo Dì Hồ đã khủng khiếp thì con đường đi các điểm lẻ còn kinh hơn nhiều. Lắm chỗ đường chỉ rộng khoảng 50cm ngoằn nghèo hoặc dựng thẳng đứng dễ sợ. Ngồi trên xe chỉ biết nhắm mắt, nín thở ôm chặt người lái. May các thầy đều là những tay lái cừ khôi nên không sao.
Trường điểm lẻ Củ Dể Xeng .
Có lớp vách bằng tre nứa.
Vách ngăn toàn bộ giữa các lớp đều thế này cả.
Nếu là vách gỗ bưng ngoài thì trông cũng thật thảm hại.
Trường điểm lẻ Hồ Nhì Pá hoàn toàn vách tre nứa.
Lớp học Mầm non, thế hệ đáng được quan tâm nhất đây.
Tới điểm lẻ trông nơi nào cũng thấy thương thương quá. Trường đâu có ra trường, lớp đâu có ra lớp. Toàn vách nứa hay mấy thanh gỗ bưng làm vách xung quanh. Còn vách ngăn các lớp học đều bằng nứa trông tạm bợ, trò lớp này có thể nhìn xuyên qua lớp kia, lúc thầy cô giảng bài hẳn trò không thể tập trung vì có thể nghe cả thầy cô lớp bên giảng. Nền lớp học đương nhiên là nền đất rồi nhưng cũng không bằng phẳng lắm. Tuy nhiên người tham quan cảm thấy được an ủi khi gặp học trò nơi đây bởi các trò sao mà ngoan và dễ thương thế. Các bé rất lễ phép mỗi khi nhận quà đều biết khoanh tay hoặc nói "con xin", "con cám ơn" nghe mà ấm lòng. Tạm biệt điểm lẻ các thầy phụ trách nơi đây đều có nguyện vọng mong nhóm Vì ta cần nhau kêu gọi đầu tư kinh phí cho việc thay vách tre nứa xung quanh thành vách gỗ cho kín khỏi gió lùa , nắng chiếu, mưa hắt và thay vách ngăn các lớp học bằng gỗ để khỏi hai lớp có thể nhìn ngó thấy nhau.
Vì Xéo Dì Hồ chưa phải là trường nội trú, nhưng có nhiều em ở xa, trường tạo điều kiện cho các em ở lại để động viên các em học đều. Không có phòng ở nên cuối mỗi lớp đều kê tạm gỗ ván làm phản cho các con ngủ trông cũng cám cảnh quá.
Thêm nữa, khi trao 17 triệu cho thầy hiệu trưởng Nguyên, thầy cảm ơn và đầy ưu tư trăn trở khi đề đạt thêm một yêu cầu nữa. Thầy nói trường có 26 em ăn ở tại trường, khoảng trăm em ăn một bữa trưa mà bếp nấu chưa có, đang quây liếp nứa dùng tạm, thầy xin các cô các bác các anh các chị trong nhóm Vì ta cần nhau hãy cố gắng tìm cách xây cho trường một cái bếp để phục vụ thầy trò của trường. Mình chẳng biết nói sao, chỉ hứa sẽ về truyền đạt lại với cả nhóm để mọi người nghiên cứu xem việc gì có thể làm trước làm sau. Mình cũng đề nghị thầy gửi cho nhóm bản hoạch toán từng mục một, rõ ràng hợp lý để nhóm viết bài lên kế hoạch kêu gọi những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ trường.
Bọn mình ngồi trong xe chờ thông đường còn thấy bức bối khó chịu. Vậy mà bố mẹ người H'Mông kia cứ để đứa bé ngủ ngật ngưỡng trên lưng, đứa lớn hơn ngồi bệt trên đất, cả hai chẳng mũ khăn gì hàng tiếng ngoài trời nắng nóng, chẳng chịu cho con vào bóng râm gì cả. Trông mà xót quá!
May quá, thông đường rồi!
Dù cả ngày vất vả không hề nghỉ ngơi, dù buổi tối còn đón tiếp đoàn cán bộ trên Than Uyên Lai châu bàn chuyện làm từ thiện ở Khoen On và thức đến 1 giờ sáng lên kế hoạch cho Khoen On, dù phải chờ thầy hiệu trưởng Súa ở Lao Chải xuống nhận tủ thuốc và túi cứu thương mà thanhvdgt1 gửi tặng đến 9.30 mới bắt đầu ra về, dù phải chờ đợi khá lâu dưới trời nóng bức cho đến khi thông đường ở đoạn đường bị núi lở cả đoàn vẫn thấy hài lòng vì chuyến đi đạt được đúng mục đích. Tuy vậy xa Xéo Dì Hồ mà lòng vẫn ngổn ngang trăm mối. Làm thế nào để giúp cho thầy trò Xéo Dì Hồ với những yêu cầu hết sức thiết thực của họ. Rồi lại làm thế nào để lo cho Nghinh Xuyên, Phú Thọ ổn thỏa, làm thế nào để xúc tiến kế hoạch cho Than Uyên Lai Châu hợp lý. Ôi, ước gì nhóm có đủ tiềm lực để làm được nhiều điều cho thầy trò các trường vùng cao còn bao khó khăn vất vả nhọc nhằn! Mọi người ơi, hãy chung tay với Vì ta cần nhau để giúp thầy trò Xéo Dì Hồ nhé. Bạn sẽ thấy ấm lòng khi góp cho họ một viên gạch, một xô cát hay một thanh gỗ đấy. Nhóm Vì ta cần nhau xin cảm ơn bạn nhiều nhiều.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét