Cách đây đúng một
tuần, tôi cùng mấy người bạn mới quen tới một vùng quê ở Phú Thọ cách Hà Nội
không xa chừng 170 cây số đổ về. Đó là Nghinh Xuyên Đoan Hùng Phú Thọ. Một tuần
qua rồi nhưng làng quê nhỏ bé miền trung du ấy cứ ám ảnh tâm trí tôi hoài.
Phú Thọ với tôi chẳng xa lạ gì. Đã từng đi đền Hùng một số lần, đi Thanh Thủy Thanh Sơn tắm nước khoáng đôi lần, đi Vinh Tiền Tân Sơn làm từ thiện dịp ông Công ông Táo bay lên trời báo cáo Ngọc Hoàng về tình hình trần thế trước Tết Nhâm Thìn, rồi hầu như mấy lần đi thiện nguyện ở Suối Giàng, Nậm Mười, Yên Bái, Kim Bon Sơn La hay Mèo Vạc Hà Giang đều đi qua đất Phú Thọ cả. Đoan Hùng chưa từng đặt chân đến, nhưng ngay từ nhỏ tôi từng biết đến giống bưởi ngọt thanh, dịu mát nổi tiếng nơi đây, nhưng Nghinh Xuyên thì lạ hoắc chẳng mảy may có một khái niệm nào.
Nghe một blogger mới quen giới thiệu có một xã như thế như thế nghèo lắm ở Đoan Hùng Phú Thọ, tôi vừa tò mò muốn đến chứng kiến tận mắt vừa băn khoăn nhỡ nơi đó không nghèo như những nơi tôi đã từng đến thì sao. Mọi người trong nhóm Vì ta cần nhau đều động viên có đi mới biết, nơi nào càng xa quốc lộ càng nghèo. Google Nghinh xuyên chỉ được mỗi thông tin đó là một trong 4 xã nghèo nhất Đoan Hùng. Thì đi cho biết sự thể ra sao, ít ra cũng khám phá thêm một vùng đất mới.
Và thế là có mặt ở Nghinh Xuyên, một địa danh heo hút sát với Tuyên Quang và Yên Bái. Chỉ cách quốc lộ II 13 cây số mà Nghinh Xuyên như một thế giới khác cách biệt với thế giới bên ngoài trừ ngôi nhà hai tầng của Ủy ban xã, trường học cấp I, cấp II và nhà thờ trăm tuổi nhắc ta tới thế giới văn minh. Nếu không chuẩn bị đồ ăn đồ uống, nếu không có những người bạn đường đưa tới Nhà thờ chắc hẳn tôi đã bị đói bị khát ở đây. Không một hàng quán, kể cả những quán tự giác bày mấy nải chuối, mấy bắp ngô khách lữ hành chỉ việc lấy để tiền lại như ngày xưa đi Sơn la tôi từng thấy. Đường sá thì ôi thôi lầy lội nhày nhụa kinh khủng do hàng tháng trời mưa dầm gió bấc. Ai dám liều thân dấn mình vào con đường "mưa không bụi, nắng không trơn" để mà kiếm kế sinh nhai hàng ngày hở giời? Chỉ nhìn con đường thôi cũng thấy dân làng và học trò Nghinh Xuyên đi lại vất vả nhường nào. Xe đạp, xe máy thì vừa đi vừa chống chân đẩy. Đi bộ không có ủng thì lấm từ đầu đến chân. Giao thông đi lại cách trở thế này bảo sao dân không nghèo?
Cả tiếng đồng hồ mới vượt qua 13 cây số đường đất nhầy nhụa lầy lội như thế này.
Không có nhiều thời gian chỉ ghé qua hai thôn 1 và 7, mà cũng chỉ tới thăm dăm nhà. Không thể tin trên những ngọn đồi kia là những ngôi nhà lúp túp cô đơn buồn thảm có những con người của Thế kỷ thứ hai mốt sống, mà lại chỉ cách Thủ đô không xa lắm.
Chỉ cần ghé thăm ba chị em một gia đình thôi sao tim tôi thấy nhoi nhói nghẹt nghẹt. Người chị đầu là Thức 50 tuổi độc thân sống cô đơn. Chị mắc bệnh trầm cảm không được bình thường. Trước đây ngày cuốn chăn nằm, đêm đi lang thang, dạo này hơi đỡ hơn, cũng thỉnh thoảng biết hái chè bán lấy chút tiền còm sống dựa vào sự cưu mang của người thân và xóm giềng. Cứ vật vờ như một cái bóng, thế cũng gọi là kiếp người! Chị Tân em gái chị Thức có con không chồng cũng vất vả lần hồi nuôi nhau. Người em út là Luyến khá hơn chút đỉnh có chồng có con đàng hoàng. Cả hai vợ chồng cũng chỉ dựa vào trồng chè và làm thuê để sinh nhai cũng lam lũ lắm.
Nhà chị Thức đây.
Đây là nhà chị Tân.
Nhà chị Luyến có phần khá hơn tí chút.
Cụ bà Phan Thị Sáng 83 tuổi sống một mình, người con trai duy nhất 50 tuổi không vợ không con đi làm thuê mãi ở Hà Nội để kiếm tiền nuôi mẹ già. Tài sản cả nhà chẳng có gì đáng giá, mấy củ khoai lỏng chỏng dưới gậm giường, một cái bao vài cân sắn khô và một chiếc hộp sữa cũ gỉ ngoèn đựng mấy lạng gạo. Cụ lại bị gẫy tay trông mà cám cảnh quá. Một chút tiền biếu cụ chẳng làm tôi thoải mái tí nào vì cứ bị một ý nghĩ day rứt "Gần đất xa trời đến nơi rồi, đã bao giờ cụ có những ngày vui?"
Đã bao giờ cụ già này có ngày vui?
Sang nhà anh Nguyễn Văn Dũng làm phụ xây ở Hà Nội, vợ đang học TCSP, bố bị bệnh gan, phổi đang điều trị ở bệnh viện, bà 80 tuổi ngã gẫy tay, chú ruột ốm nặng vừa bị bệnh gan vừa bị bệnh loãng máu, chân răng lúc nào cũng chảy máu, bệnh viện nơi nào cũng trả về, chỉ loanh quanh trong nhà chờ ngày Chúa gọi đi với Chúa. Vợ ông chỉ biết trồng sắn trồng chè bán lấy tiền, nuôi đàn gà thì trước Tết bị chết sạch. Con cái học đến lớp 5 lớp 6 đều phải bỏ, đi phụ hồ hoặc phụ việc trong quán cơm ở thành phố lấy tiền giúp mẹ nuôi bố chữa bệnh.
Sao nhiều cụ già bị gẫy tay thế?
Đây mới chỉ là một số nhà ở thôn 1 và thôn 7 của xã. Hai thôn này chỉ cách Ủy ban chừng hai cây số. Còn những thôn ở sâu hơn nữa thì sao, chắc càng nghèo!
Chưa đi được nhiều nơi trên Tổ quốc mình, nhưng những vùng miền tôi đi qua kể từ những năm 70 của thế kỷ trước cho đến nay chưa nơi nào thấy có nhiều ngôi nhà trông thảm hại ở gần nhau như thế. Nhớ một lần trông thi đại học ở Yên Thành Nghệ An năm1972 thấy dân không có đồ dùng thông thường như xô chậu tôi đã thấy ngạc nhiên lắm nhưng nhà cửa của họ không tồi tàn như thế này. Ở Mèo Vạc Hà Giang cũng có những ngôi nhà không thể gọi là nhà nhưng cũng không có nhiều như ở nơi đây. ( Rất có thể chỉ là ngộ nhận vì tôi cũng chưa đi được nhiều).
Nghinh Xuyên có 7 thôn phần lớn đồng bào theo đạo Thiên chúa tỉ lệ nghèo khá cao (36%), không có nghề phụ, trồng chè là chủ yếu, ruộng cấy được một vụ chỉ đạt 50kg/sào (bình thường ở các nơi ruộng tốt đạt 200kg/sào), đường sá xấu, hàng hóa không lưu thông, mức sống quá thấp, người có sức lao động đa phần đi làm thuê kiếm sống. Suốt tuần nay, những ý nghĩ ấy cứ lởn vởn trong đầu, những ngôi nhà đói nghèo, những gương mặt dáng vẻ nhẫn nại cam chịu của những người dân nơi đây cứ ám ảnh tôi. Sức lực như tôi biết làm gì đây? Nhóm từ thiện Vì ta cần nhau có nhiều dự án cần thực hiện nên chỉ có thể ủng hộ bà con 15-20 bao quần áo đã qua sử dụng nhưng được chọn lựa cẩn thận.
Mọi người ơi, hãy bớt chút gì đó, quần áo giày dép sách vở hay gạo, mì tôm ủng hộ bà con Nghinh Xuyên còn đang đói nghèo đi. Mỗi một chút thôi như một giọt nước nhỏ nhưng nhiều chút ấy sẽ là nhiều giọt nước tạo thành cốc nước đầy và những cốc nước đầy ấy sẽ là một đại dương tình cảm mênh mông mà chúng ta mang đến gửi tặng Nghinh Xuyên. Mọi đóng góp xin gửi theo địa chỉ sau:
1. Cô Anh Thơ, nhà số 2 ngách 23 ngõ 336 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Trung Thanh Xuân Hà Nội / Số ĐT: 0915228457
2. Chị Đặng Tuyết Anh, chủ tài khoản của nhóm VTCN với số TK: 128038189 Ngân hàng ACB phòng giao dịch Hoàng Cầu số 6-7-8, dãy B khu Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa Hà Nội. Số ĐT của Tuyết Anh: 0914558472.
Xin chân thành cảm ơn!
Phú Thọ với tôi chẳng xa lạ gì. Đã từng đi đền Hùng một số lần, đi Thanh Thủy Thanh Sơn tắm nước khoáng đôi lần, đi Vinh Tiền Tân Sơn làm từ thiện dịp ông Công ông Táo bay lên trời báo cáo Ngọc Hoàng về tình hình trần thế trước Tết Nhâm Thìn, rồi hầu như mấy lần đi thiện nguyện ở Suối Giàng, Nậm Mười, Yên Bái, Kim Bon Sơn La hay Mèo Vạc Hà Giang đều đi qua đất Phú Thọ cả. Đoan Hùng chưa từng đặt chân đến, nhưng ngay từ nhỏ tôi từng biết đến giống bưởi ngọt thanh, dịu mát nổi tiếng nơi đây, nhưng Nghinh Xuyên thì lạ hoắc chẳng mảy may có một khái niệm nào.
Nghe một blogger mới quen giới thiệu có một xã như thế như thế nghèo lắm ở Đoan Hùng Phú Thọ, tôi vừa tò mò muốn đến chứng kiến tận mắt vừa băn khoăn nhỡ nơi đó không nghèo như những nơi tôi đã từng đến thì sao. Mọi người trong nhóm Vì ta cần nhau đều động viên có đi mới biết, nơi nào càng xa quốc lộ càng nghèo. Google Nghinh xuyên chỉ được mỗi thông tin đó là một trong 4 xã nghèo nhất Đoan Hùng. Thì đi cho biết sự thể ra sao, ít ra cũng khám phá thêm một vùng đất mới.
Và thế là có mặt ở Nghinh Xuyên, một địa danh heo hút sát với Tuyên Quang và Yên Bái. Chỉ cách quốc lộ II 13 cây số mà Nghinh Xuyên như một thế giới khác cách biệt với thế giới bên ngoài trừ ngôi nhà hai tầng của Ủy ban xã, trường học cấp I, cấp II và nhà thờ trăm tuổi nhắc ta tới thế giới văn minh. Nếu không chuẩn bị đồ ăn đồ uống, nếu không có những người bạn đường đưa tới Nhà thờ chắc hẳn tôi đã bị đói bị khát ở đây. Không một hàng quán, kể cả những quán tự giác bày mấy nải chuối, mấy bắp ngô khách lữ hành chỉ việc lấy để tiền lại như ngày xưa đi Sơn la tôi từng thấy. Đường sá thì ôi thôi lầy lội nhày nhụa kinh khủng do hàng tháng trời mưa dầm gió bấc. Ai dám liều thân dấn mình vào con đường "mưa không bụi, nắng không trơn" để mà kiếm kế sinh nhai hàng ngày hở giời? Chỉ nhìn con đường thôi cũng thấy dân làng và học trò Nghinh Xuyên đi lại vất vả nhường nào. Xe đạp, xe máy thì vừa đi vừa chống chân đẩy. Đi bộ không có ủng thì lấm từ đầu đến chân. Giao thông đi lại cách trở thế này bảo sao dân không nghèo?
Cả tiếng đồng hồ mới vượt qua 13 cây số đường đất nhầy nhụa lầy lội như thế này.
Không có nhiều thời gian chỉ ghé qua hai thôn 1 và 7, mà cũng chỉ tới thăm dăm nhà. Không thể tin trên những ngọn đồi kia là những ngôi nhà lúp túp cô đơn buồn thảm có những con người của Thế kỷ thứ hai mốt sống, mà lại chỉ cách Thủ đô không xa lắm.
Chỉ cần ghé thăm ba chị em một gia đình thôi sao tim tôi thấy nhoi nhói nghẹt nghẹt. Người chị đầu là Thức 50 tuổi độc thân sống cô đơn. Chị mắc bệnh trầm cảm không được bình thường. Trước đây ngày cuốn chăn nằm, đêm đi lang thang, dạo này hơi đỡ hơn, cũng thỉnh thoảng biết hái chè bán lấy chút tiền còm sống dựa vào sự cưu mang của người thân và xóm giềng. Cứ vật vờ như một cái bóng, thế cũng gọi là kiếp người! Chị Tân em gái chị Thức có con không chồng cũng vất vả lần hồi nuôi nhau. Người em út là Luyến khá hơn chút đỉnh có chồng có con đàng hoàng. Cả hai vợ chồng cũng chỉ dựa vào trồng chè và làm thuê để sinh nhai cũng lam lũ lắm.
Nhà chị Thức đây.
Đây là nhà chị Tân.
Nhà chị Luyến có phần khá hơn tí chút.
Cụ bà Phan Thị Sáng 83 tuổi sống một mình, người con trai duy nhất 50 tuổi không vợ không con đi làm thuê mãi ở Hà Nội để kiếm tiền nuôi mẹ già. Tài sản cả nhà chẳng có gì đáng giá, mấy củ khoai lỏng chỏng dưới gậm giường, một cái bao vài cân sắn khô và một chiếc hộp sữa cũ gỉ ngoèn đựng mấy lạng gạo. Cụ lại bị gẫy tay trông mà cám cảnh quá. Một chút tiền biếu cụ chẳng làm tôi thoải mái tí nào vì cứ bị một ý nghĩ day rứt "Gần đất xa trời đến nơi rồi, đã bao giờ cụ có những ngày vui?"
Đã bao giờ cụ già này có ngày vui?
Sang nhà anh Nguyễn Văn Dũng làm phụ xây ở Hà Nội, vợ đang học TCSP, bố bị bệnh gan, phổi đang điều trị ở bệnh viện, bà 80 tuổi ngã gẫy tay, chú ruột ốm nặng vừa bị bệnh gan vừa bị bệnh loãng máu, chân răng lúc nào cũng chảy máu, bệnh viện nơi nào cũng trả về, chỉ loanh quanh trong nhà chờ ngày Chúa gọi đi với Chúa. Vợ ông chỉ biết trồng sắn trồng chè bán lấy tiền, nuôi đàn gà thì trước Tết bị chết sạch. Con cái học đến lớp 5 lớp 6 đều phải bỏ, đi phụ hồ hoặc phụ việc trong quán cơm ở thành phố lấy tiền giúp mẹ nuôi bố chữa bệnh.
Sao nhiều cụ già bị gẫy tay thế?
Đây mới chỉ là một số nhà ở thôn 1 và thôn 7 của xã. Hai thôn này chỉ cách Ủy ban chừng hai cây số. Còn những thôn ở sâu hơn nữa thì sao, chắc càng nghèo!
Chưa đi được nhiều nơi trên Tổ quốc mình, nhưng những vùng miền tôi đi qua kể từ những năm 70 của thế kỷ trước cho đến nay chưa nơi nào thấy có nhiều ngôi nhà trông thảm hại ở gần nhau như thế. Nhớ một lần trông thi đại học ở Yên Thành Nghệ An năm1972 thấy dân không có đồ dùng thông thường như xô chậu tôi đã thấy ngạc nhiên lắm nhưng nhà cửa của họ không tồi tàn như thế này. Ở Mèo Vạc Hà Giang cũng có những ngôi nhà không thể gọi là nhà nhưng cũng không có nhiều như ở nơi đây. ( Rất có thể chỉ là ngộ nhận vì tôi cũng chưa đi được nhiều).
Nghinh Xuyên có 7 thôn phần lớn đồng bào theo đạo Thiên chúa tỉ lệ nghèo khá cao (36%), không có nghề phụ, trồng chè là chủ yếu, ruộng cấy được một vụ chỉ đạt 50kg/sào (bình thường ở các nơi ruộng tốt đạt 200kg/sào), đường sá xấu, hàng hóa không lưu thông, mức sống quá thấp, người có sức lao động đa phần đi làm thuê kiếm sống. Suốt tuần nay, những ý nghĩ ấy cứ lởn vởn trong đầu, những ngôi nhà đói nghèo, những gương mặt dáng vẻ nhẫn nại cam chịu của những người dân nơi đây cứ ám ảnh tôi. Sức lực như tôi biết làm gì đây? Nhóm từ thiện Vì ta cần nhau có nhiều dự án cần thực hiện nên chỉ có thể ủng hộ bà con 15-20 bao quần áo đã qua sử dụng nhưng được chọn lựa cẩn thận.
Mọi người ơi, hãy bớt chút gì đó, quần áo giày dép sách vở hay gạo, mì tôm ủng hộ bà con Nghinh Xuyên còn đang đói nghèo đi. Mỗi một chút thôi như một giọt nước nhỏ nhưng nhiều chút ấy sẽ là nhiều giọt nước tạo thành cốc nước đầy và những cốc nước đầy ấy sẽ là một đại dương tình cảm mênh mông mà chúng ta mang đến gửi tặng Nghinh Xuyên. Mọi đóng góp xin gửi theo địa chỉ sau:
1. Cô Anh Thơ, nhà số 2 ngách 23 ngõ 336 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Trung Thanh Xuân Hà Nội / Số ĐT: 0915228457
2. Chị Đặng Tuyết Anh, chủ tài khoản của nhóm VTCN với số TK: 128038189 Ngân hàng ACB phòng giao dịch Hoàng Cầu số 6-7-8, dãy B khu Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa Hà Nội. Số ĐT của Tuyết Anh: 0914558472.
Xin chân thành cảm ơn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét